Quy mô hoạt động và đội ngũ nhân sự Trường_Đại_học_Khoa_học_Tự_nhiên,_Đại_học_Quốc_gia_Hà_Nội

Quy mô hoạt động

Hiện nay, Trường ĐHKHTN có 11 Phòng/Ban/Trung tâm thuộc khối Hành chính, 08 Khoa (Toán - Cơ - Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa chất, Địa lý, Khí tượng - Thủy văn - Hải dương học, Môi trường), 01 Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, 07 trung tâm nghiên cứu, 01 Phòng thí nghiệm trọng điểm cấp nhà nước, 05 Phòng thí nghiệm trọng điểm cấp ĐHQGHN và 01 công ty TNHH trực thuộc Trường.

Trường có 100 phòng thí nghiệm (PTN) và phòng máy phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Trong đó, có 85 PTN, 01 PTN trọng điểm cấp quốc gia, 05 PTN trọng điểm cấp ĐHQGHN và 04 nhóm: PTN Thực hành cơ sở, PTN Chuyên đề, PTN Mục tiêu và PTN Trọng điểm. Một số phòng thí nghiệm được trang bị máy móc hiện đại, tương đồng với các phòng thí nghiệm hiện đại của khu vực và thế giới.

Đội ngũ cán bộ

Trường đã xây dựng được đội ngũ cán bộ tâm huyết, trình độ cao. Tỷ lệ giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và học vị tiến sĩ trên tổng số giảng viên cơ hữu của Trường thuộc loại cao nhất Việt Nam.

Trường hiện có: 334 giảng viên cơ hữu, 98,8% người có học vị từ thạc sĩ trở lên. Trong đó 38,6% là giáo sư, phó giáo sư; 94,1% tiến sĩ. Đặc biệt, Trường có 07 giảng viên cơ hữu là Giảng viên cao cấp, Nhà giáo Nhân dân.

Nhiều nhà giáo, giáo sư đã công tác ở Trường là các nhân vật lịch sử: GS. Lê Văn Thiêm, GS. Ngụy Như KonTum, GS. Hoàng Tụy,… GS. Ngụy Như KonTum là nhà khoa học vật lý, Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, là một trong những vị hiệu trưởng có uy tín và sức ảnh hưởng sâu sắc. GS. Lê Văn Thiêm và GS. Hoàng Tụy là hai nhà Toán học tiêu biểu của Việt Nam, tiên phong trong việc xây dựng ngành Toán học của Việt Nam. Riêng GS. Hoàng Tụy được coi là cha đẻ của lĩnh vực Tối ưu hóa toàn cục (Global Optimization) trong Toán học ứng dụng.

Đào tạo

  • Tổng quan hoạt động đào tạo của Trường ĐHKHTN

Trên con đường xây dựng và phát triển, Trường ĐHKHTN đã tiên phong và có nhiều đóng góp tích cực trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, hướng tới chuẩn mực quốc tế. Hiện có khoảng 10.000 học sinh, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh là người Việt Nam và người nước ngoài đang học tập, nghiên cứu tại Trường. Trường ĐHKHTN là cơ sở đầu tiên của Việt Nam triển khai đào tạo học sinh trung học phổ thông chuyên, các chương trình đào tạo cử nhân khoa học tài năng, các bậc đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ.

Trường chú trọng thực hiện hội nhập quốc tế về đào tạo, với việc triển khai nhiều chương trình tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế bậc đại học và các chương trình đào tạo sau đại học với đối tác là các trường đại học có uy tín của thế giới.

  • Bậc đào tạo đại học

Mô hình đào tạo đại học của Trường ĐHKHTN là đào tạo chính quy tập trung với số lượng tuyển sinh hàng năm từ 1.400 đến hơn 1.500 sinh viên. Nhà trường luôn đặt mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, đạt chuẩn quốc tế và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhà tuyển dụng.

Ở bậc đào tạo đại học, có Chương trình đào tạo (CTĐT) chuẩn và CTĐT nhiệm vụ chiến lược.

CTĐT chuẩn bao gồm: Toán học, Toán cơ, Toán-Tin, Máy tính và Khoa học thông tin, Vật lý học, Khoa học vật liệu, Công nghệ kỹ thuật hạt nhân, Hoá học, Công nghệ kỹ thuật hoá học, Sinh học, Công nghệ sinh học, Địa lí tự nhiên, Khoa học thông tin địa không gian, Quản lý đất đai, Khoa học môi trường, Khoa học đất, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Khí tượng và khí hậu học, Hải dương học, Tài nguyên và môi trường nước, Địa chất học, Kỹ thuật địa chất, Quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

CTĐT nhiệm vụ chiến lược bao gồm: CTĐT Tiên tiến, CTĐT Tài năng, CTĐT Chất lượng cao và CTĐT Chuẩn quốc tế.

- CTĐT tiên tiến: Hoá học, Khoa học môi trường.

- CTĐT tài năng: Toán học, Vật lý học, Hoá học, Sinh học.

- CTĐT chất lượng cao: Khí tượng, Thủy văn học, Hải dương học, Công nghệ kỹ thuật hóa học, Địa lý tự nhiên, Địa chất học, Công nghệ sinh học, Khoa học môi trường.

- CTĐT chuẩn quốc tế: Vật lý học, Địa chất học, Sinh học.

- CTĐT chất lượng cao đáp ứng Thông tư 23: Công nghệ kỹ thuật hóa học, Công nghệ sinh học, Hóa dược, Máy tính và Khoa học thông tin, Công nghệ kỹ thuật môi trường.

Trong đó, năm 2017 là năm đầu tiên Nhà trường tuyển sinh 02 chương trình đào tạo chất lượng cao đáp ứng Thông tư 23 và đạt kết quả tương đối tốt. Trường đã tuyển được 83 sinh viên / 80 chỉ tiêu cho 02 chương trình đào tạo: Chất lượng cao Công nghệ kỹ thuật hóa học và Chất lượng cao Công nghệ sinh học. Năm 2018, Trường tiếp tục tuyển sinh cho 02 chương trình đào tạo chất lượng cao mới đáp ứng Thông tư 23 là: Chất lượng cao Hóa dược và Chất lượng cao Máy tính và Khoa học thông tin.

Một trong những đặc sắc nhất của đào tạo Trường ĐHKHTN là tiên phong đào tạo cử nhân khoa học tài năng (ĐTCNKHTN). Hệ đào tạo này đã khởi đầu một trào lưu giáo dục mới về đào tạo sinh viên trình độ cao trong khắp cả nước vào cuối những năm 1990 và đầu thập kỷ 2000-2010.

Hệ ĐTCNKHTN đặt 3 mục tiêu: xây dựng một mô hình đào tạo tài năng trẻ tuổi mới ở Việt Nam, tạo bước đột phá tiếp cận chất lượng quốc tế; thu hút những học sinh năng khiếu, xuất sắc theo học các ngành khoa học cơ bản; cung cấp cán bộ khoa học cơ bản kế cận, bổ sung cho ĐHQGHN và các trường đại học, viện nghiên cứu lớn khác. Hệ áp dụng công nghệ giảng dạy, học tập tiên tiến, chương trình ĐTCNKHTN thiết kế cho những sinh viên xuất sắc, tiếp cận và đáp ứng phù hợp 80% các môn học trong chương trình đào tạo của các trường đại học tiên tiến, trong nhóm 100 trường đại học xếp hạng cao nhất thế giới.

Một số nhà khoa học nổi tiếng thế giới, từng đạt giải Nobel đã đến thăm, gặp gỡ, trao đổi với sinh viên các khóa CNKHTN của Trường ĐHKHTN như: GS. James W. Cronin (Giải Nobel năm 1980), GS. Klaus Von Klitzing (Nobel 1985), GS. Norman Ramsay (Nobel 1989), GS. Jerome Friedman (Nobel 1990), GS. Gerard 't Hooft (Nobel 1999), GS. Kurt Wüthrich (Nobel 2002). Ngoài ra, Hệ thường xuyên tổ chức các bài giảng đại chúng, mời các giáo sư đầu ngành giới thiệu về những hướng nghiên cứu và thành tựu mới trong KH&CN cho sinh viên.

Với trình độ ngang tầm quốc tế, nhiều cựu sinh viên được công nhận kết quả học tập và nhận học bổng và tài trợ để làm tiến sĩ, sau tiến sĩ ở nước ngoài. Cộng với sự giới thiệu của lãnh đạo, giảng viên Trường, cựu sinh viên Hệ đã giành được học bổng sau đại học tại các trường danh tiếng trên thế giới, như: ĐH Harvard, ĐH Stanford, ĐH Princeton, Học viện Công nghệ Massachusett, Học viện Công nghệ California, ĐH Cambridge, ĐH Oxford (Anh), ĐH Tokyo, ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore), ĐH Melbourne, ĐH New South Wales,...

  • Bậc đào tạo sau đại học

Khung chương trình đào tạo sau đại học bao gồm 16 ngành học và các chuyên ngành như sau:

STTTên Ngành họcTên chuyên ngành
1Ngành Toán họcCơ sở toán cho tin học
Cơ học chất lỏng
Cơ học vật rắn
Đại số và lý thuyết số
Toán giải tích
Toán ứng dụng
Hình học và topo
Lý thuyết xác suất và thống kê
Phương pháp toán sơ cấp
2Ngành Vật lýQuang học
Vật lý chất rắn
Vật lý địa cầu
Vật lý lý thuyết và vật lý toán
Vật lý nguyên tử
Vật lý nhiệt
Vật lý vô tuyến và điện tử
3Ngành Hóa họcHóa dầu
Hóa hữu cơ
Hóa lý thuyết và Hóa lý
Hóa môi trường
Hóa phân tích
Hóa vô cơ
Kỹ thuật hóa học
4Ngành Sinh họcĐộng vật học
Di truyền học
Sinh thái học
Sinh học thực nghiệm
Thực vật học
Thủy sinh vật học
Vi sinh vật học
5Ngành Địa lýĐịa lý tự nhiên
Địa lý học
Địa mạo và cổ địa lý
Bản đồ viễn thám và hệ thống tin địa lý
6Ngành Quản lý tài nguyên và môi trườngQuản lý tài nguyên và môi trường
7Ngành Quản lý đất đaiQuản lý đất đai
8Ngành Địa chấtĐịa chất môi trường
Địa chất học
Khoáng vật học và địa hóa học
9Ngành Khí tượng và khí hậu họcKhí tượng và khí hậu học
10Ngành Thủy vănThủy văn học
11Ngành Hải dươngHải dương học
12Ngành Môi trườngKhoa học môi trường
Môi trường và phát triển bên vững
Kỹ thuật môi trường
Khoa học đất
  • Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên

Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên thuộc Trường ĐHKHTN luôn giữ được truyền thống về ươm mầm tài năng và chất lượng đào tạo xuất sắc, là đơn vị dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đại diện Việt Nam tham gia và đạt giải cao tại các kỳ thi Olympic, các kỳ thi khoa học kỹ thuật khu vực và quốc tế.

Trường đã trải qua 52 năm xây dựng, ban đầu chỉ là 1 lớp chuyên Toán có 18 học sinh từ năm 1965, nay phát triển thành 5 khối chuyên và hơn 1.600 học sinh. Từ khi thành lập tới nay, Trường đã giành được 184 Huy chương Olympic quốc tế, trong đó có 50 Huy chương Vàng.

Hiện nay, Trường là một trong những đơn vị giàu thành tích nhất cả nước về đào tạo học sinh năng khiếu các môn Toán và Khoa học tự nhiên. Trong năm học 2017- 2018, học sinh của Trường đã đạt được 8/23 tổng số huy chương Olympic quốc tế của cả nước. Ngoài thành tích thi Olympic quốc tế, học sinh của Trường còn giành nhiều Huy chương tại các cuộc thi quốc tế, khu vực và quốc gia.

Cựu học sinh Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên nổi tiếng trên thế giới là GS.TS. Ngô Bảo Châu. Ông là người Việt Nam đầu tiên giành được Huy chương Fields. Tính đến năm 2010, ông là nhà khoa học trẻ nhất Việt Nam được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước Việt Nam phong học hàm giáo sư.

Chương trình đào tạo liên kết, trao đổi quốc tế

  • Các CTĐT liên kết, trao đổi quốc tế tập trung vào lĩnh vực hợp tác nghiên cứu, đào tạo và trao đổi sinh viên, cán bộ được diễn ra thường niên. Ngoài ra, Trường đã xây dựng một số CTĐT đại học và sau đại học đạt trình độ quốc tế, nhờ liên kết với các đối tác là các trường đại học danh tiếng trên thế giới. - CTĐT tiên tiến ngành Hóa học (Xây dựng từ chương trình gốc của University of Illinois at Urbana-Champaign, Illinois, Mỹ) - CTĐT tiên tiến ngành Khoa học Môi trường (Xây dựng từ chương trình gốc của Indiana University, Bloomington, Indiana, Mỹ) - CTĐT tiến tiến ngành Vật lý (Xây dựng từ chương trình gốc của Brown University, Providence, Rhode Island, Mỹ) - CTĐT tiên tiến ngành Sinh học (Xây dựng từ chương trình gốc của Tufts University, Medford, Massachusetts, Mỹ) - CTĐT tiên tiến ngành Địa chất (Xây dựng từ chương trình gốc của University of Illinois at Urbana-Champaign, Illinois, Mỹ) - Đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ hợp tác với Đại học Greifswald của Đức - Đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành Khoa học và công nghệ nano hợp tác hợp tác với Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản (JAIST) của Nhật Bản - Đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành Khoa học và công nghệ môi trường hợp tác với Viện GIST của Hàn Quốc - Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản lý chất thải và xử lý vùng ô nhiễm hợp tác với Đại học Kỹ thuật Dresden của Đức - Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Hóa vật liệu hữu cơ hợp tác với Đại học Toulon (Pháp) - Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ hạt nhân và Vật lý hạt hợp tác với Đại học Bordeaux (Pháp) - Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Địa chính hợp tác với Viện ITC của Hà Lan; Đào tạo cử nhân ngành Hoá học hợp tác với Đại học Toulon của Pháp, do phía Pháp cấp bằng

Liên quan

Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam Trường Đại học Ngoại thương Trường Trung học phổ thông chuyên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Trường Chinh Trường Đại học Duy Tân Trường Đại học Cần Thơ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trường_Đại_học_Khoa_học_Tự_nhiên,_Đại_học_Quốc_gia_Hà_Nội http://www.hus.edu.vn/?portal=home&obj=intro_about... http://vnu.edu.vn/ttsk/?C2095/N12247/Quy-dinh-da%C... http://www.hus.vnu.edu.vn http://www.hus.vnu.edu.vn/vi/main/hoptacquocte/chu... http://www.hus.vnu.edu.vn/vi/main/hoptacquocte/doi... http://www.hus.vnu.edu.vn/vi/main/lichsuphattrien http://www.hus.vnu.edu.vn/vi/news/main/5/100/59152 https://vnu.edu.vn/ttsk/?C1654/N21452/Truong-dH-Kh...